Nguyên nhân quan trọng nhất khiến điện thoại Việt thất bại

Ở thời điểm này, nếu các bạn đặt câu hỏi: “Bạn đang dùng smartphone nào?

Tôi đám khẳng định hơn 99% người được hỏi sẽ trả lời là Apple, Samsung, LG, HTC, Sony.

Điều này thể hiện cái gì?

Đại đa số người dùng tại Việt Nam đều chuộng sử dụng các sản phẩm smartphone từ nước ngoài. Đây là một thực tế ai cũng có thể thấy được và nó đã tồn tại nhiều năm nay. Dù cũng có lúc các thương hiệu Việt cố gắng cải thiện và mới đây nhất là Bphone nhưng dường như hiệu quả mang lại chỉ là “hạt cát bỏ biển” mà thôi.

 Điện thoại Việt vẫn không thể cạnh tranh?

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

Dù điện thoại ngoại giá rất cao nhưng người dùng trong nước vẫn sẵn sàng bỏ tiền mua dù chỉ hiểu hoặc sử dụng được 20% giá trị cái máy đó. Thị trường Việt Nam là một thị trường có tiềm năng nhưng các thương hiệu Việt không nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng nên thất bại trước đối thủ nước ngoài.

Bạn đã bao giờ hỏi điện thoại Trung Quốc (Xiaomi, Meizu...) lại được người Trung Quốc tin dùng? Tại sao điện thoại Sony, HTC... lại được cả thế giới ưa chuộng? Tại sao điện thoại Việt Nam chưa được dùng đã bị chê?

Đa số điện thoại Việt Nam từ trước đến giờ chạy theo thị hiếu, nhưng lại đánh mất một nội dung quan trọng là "services". 

Dịch vụ chăm sóc khách hàng của các hãng điện thoại Việt chưa được phổ biến, hầu như người tiêu dùng ít đến trung tâm bảo hành hoặc trung tâm mua máy để được hỗ trợ vì tốn thời gian, bất cập (chẵng nhẽ muốn cài một phần mềm lại phải chạy đi chạy lại để cài, rồi ngày hôm sau thích cài phần mềm khác thì lại chạy đi tiếp?). Họ chỉ muốn ai đó hỗ trợ họ cài đặt hoặc làm mọi thứ mà họ cần ngay lúc đó.

Bphone dường như cũng chỉ thành công về marketing mà thôi

Bên cạnh đó, điện thoại Việt có hệ điều hành "ọp ẹp", không tuỳ biến, ráp nguyên khuôn của Google hoặc chỉnh sửa tùm lum khiến chạy không mượt, gây lỗi, vô tình làm mất điểm trước khách hàng

Giao diện hệ thống quá dở, không tiếp thu và cập nhật. Một điện thoại mới ra, sau khoảng 2 tháng đến 6 tháng thì có chừng 4-5 bản cập nhật là hết. Từ đó về sau y nguyên. Nhà cung cấp lại tập trung làm điện thoại mới rồi bỏ rơi sản phẩm cũ. Điều mà các hãng khác có tên tuổi làm được và quảng bá được là họ có sự phát triển, cho dù điện thoại đó có cũ hoặc ít người sử dụng nhưng vẫn hỗ trợ các bản cập nhật, cải tiến, nâng cấp hệ thống.

Nói đâu xa, chính mình đã sử dụng điện thoại Việt. Trong 3 tháng đầu hệ điều hành dùng okie, nhưng nhàm chán vì không có cái gì thay đổi. Trong khi iPhone lại được cập nhật thường xuyên (theme, icon... rất đẹp), Xperia của Sony cũng vậy. Nhìn lại mình sao chán. Mình loay hoay tìm được phần mềm của nước ngoài có hỗ trợ điện thoại trên (do điện thoại trên Việt Nam nhập nguyên máy về chỉnh sửa imeil, nắp lưng, tên gọi..). Sau một hồi lao công, hệ điều hành đã cài xong, nhìn rất đẹp và lại thấy thích điện thoại mặc dù cấu hình yếu.

Tóm lại, theo mình chỉ cần điện thoại Việt đảm bảo được:

- Làm mới hệ điều hành.
- Dịch vụ khách hàng.
- Kiểu dáng phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam.
- Giá cả phù hợp.
Là "thắng".


Trên đây là ý kiến của một độc giả, còn các bạn nghĩ sao về sự thất bại của các thương hiệu Việt trên thị trường smartphone. Hãy comment bên dưới để cùng thảo luận nhé!

Nguồn: biên soạn từ vnexpress

1 nhận xét:

Đấy là những lý do Bphone lại kohng6 được chính người Việt tin dùng. Nhân viên tư ván nhiệt tình, sửa chữa nhanh chóng, bảo hành tốt, giá cả phải chăng,... là những nguyên nhân khiến Truesmart luôn được lòng người tiêu dùng khi sửa chữa điện thoại tại đây